Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2017

Bạn đã biết các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa?

Bạn đã biết bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa? Có bao nhiêu loại bệnh và ảnh hưởng như thế nào đến cây chuối.  Điều quan trọng trong việc trồng chuối là phải phòng trừ được các loại sâu bệnh gây hại cho cây chuối. Với cây chuối tiêu thì các kỹ thuật viên chúng tôi liệt kê một số loại bệnh phổ biến trên cây chuối, bà con lưu tâm và ghi chú lại để có thêm tài liệu cũng như kiến thức để giúp cây chuối tiêu nhà mình phát triển mạnh mẽ nhé . Các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu: 1. Bệnh gây hại chủ yếu: - Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor... - Bệnh vàng lá Moko : do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc

Kỹ thuật bón phân cho cây chuối hiệu quả

Bón phân cho chuối đúng cách sẽ giúp cho cây chuối phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, cũng như giúp cho bà con nông dân có mùa vụ chuối thắng lợi Kinh nghiệm trồng chuối lâu năm cho thấy giống cây chuối là loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở Việt Nam.Nhưng có một điều mà bà con nông dân luôn trăn trở là năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì bản thân cây chuối chưa được chú ý chăm sóc và bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển thành cây cung cấp nguồn hàng xuất khẩu sang các nước Âu Á và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao, bà con lưu ý cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho cây chuối. Bón phân cho chuối hiệu quả giúp tăng năng suất cây trồng  Cây chuối đạt năng suất từ 70-100 tấn/ha, cây chuối tiếp nhận chất dinh dưỡng từ đất khoảng 80kg N, 49kg P2O5, 1145kgK2O. Cây chuối đòi hỏi lượng kali rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn các chất dinh dưỡng được giữ ở trong rễ, củ, thân, lá và đặc biệt ở cuống buồng, vỏ quả. Do đó

Chia sẻ kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng năng suất cao

Chia sẻ kỹ năng trồng chuối tiêu hồng cho ra trái về mẫu mã đẹp mắt nhưng đáp ứng được số lượng cung cấp cho các thị trường nước ngoài. Các nước ở Châu Âu sử dụng chuối hằng ngày, vì vậy nhu cầu về chuối rất cao và đó cũng là thị trường màu mỡ cho nước ta khai thác. Chuẩn bị đất để trồng cây chuối tiêu xuất khẩu Để cho giống chuối tiêu hồng phát triển tốt thì nên trồng trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5,5 - 6,5. Tìm nơi nào có khu vực mực nước ngầm cao, nếu là vùng trũng thì phải tiến hành lên luống sao cho có thể dễ dàng kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (Vì chuối dễ bị thối rễ nếu ngập hoặc thừa nước). Chuối tiêu hồng đáp ứng được thị trường nước ngoài Chuối khi trồng đúng kỹ thuật sẽ cho ra năng suất cao Sau khi thực hiện lên luống (nếu vùng đất khô thì chúng ta không cần), tiến hành đào hố trồng chuối, tuỳ vào chất lượng đất, thể tích trung bình của hố có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60, với khoảng cách giữa các hố trồng rơi vào khoảng 2 m.

Kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ cho năng suất cao

Quả chuối dòng cavendish là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến trên thế giới, và để đáp ứng được nhu cầu thì giống chuối cấy mô đang được xem là một lựa chọn phù hợp  Ước tính Khoảng hơn 110 quốc gia có trồng loại trái cây này và cây chuối cũng là một loại trái cây được tiêu thụ mạnh thứ hai chỉ sau các loại trái cây có múi như bưởi, cam , chanh.... Ở Việt Nam cây chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối sứ, chuối xiêm, chuối già nam mỹ, chuối tiêu hồng, chuối tây... Ở nước ta rrong vài năm trở lại đây diện tích trồng cây chuối  đang tăng rất nhanh và được xem đang dẫn đầu các loại cây ăn trái về diện tích với khoảng 150.000 ha, chiếm tỷ trọng 19% tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối cấy mô được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già Nam Mỹ được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất tối ưu. chất lượng mẫu mã tr

Điểm nổi bật trong trồng chuối nuôi cấy mô

Những ưu và nhược của giống chuối nuôi cấy mô trong phòng thực nghiệm Điểm nổi bật của việc nhân giống bằng nuôi cấy mô trong phòng thực nghiệm: – Đáp ứng được nhu cầu số lượng lớn của các doanh nghiệp công ty với hệ số nhân giống cao – Tạo nên những cây con khỏe mạnh trong thời gian ngắn – Cây giống được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh nên cây chuối sẽ sạch bệnh, khỏe mạnh. Giống chuối cấy mô vươn mình khỏe mạnh Chuối cấy mô cho thu hoạch đúng vụ đồng đều Chuối cấy mô có sức sống tốt nhờ ảnh hưởng của cây mẹ Chuối cấy mô mang nhiều ưu điểm vượt trội  – Cây giống đạt độ đồng đều cao, khi mang ra ngoài vườn trồng có khả năng sinh trưởng phát triển tương đương nhau. Cho thu hoạch vào cùng mùa vụ – Vườn chuối được nuôi dưỡng từ giống nuôi cấy mô sẽ cho bà con thu hoạch đồng loạt, đáp ứng nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng cho việc bán nội địa và xuất khẩu. Một số nhược điểm của việc nhân giống chuối nuối cấy mô – Công việc này đòi hỏi phải đáp ứng điề

Tại sao lại trồng chuối nuôi cấy mô

Tại sao chúng ta cần trồng chuối nuôi cấy mô, và chuối nuôi cấy mô là gì, trong bài dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu được vấn đề về chuối nuôi cấy mô.  Tôi sang thăm Trung Quốc, thấy họ trồng các loại chuối bạt ngàn. Khắp miền Nam Trung Quốc, chỗ nào cũng thấy trồng các loại cây chuối. Mà trên thực tế cây chuối của họ trồng cả ở ruộng. Nó được trồng theo quy củ, hàng lối thẳng tắp và cây mọc rất đều. Buồng chuối nào chuối nấy cũng dài tới cả mét, quả to, căng, mập, trông rất hấp dẫn. Hỏi ra mới biết, toàn bộ giống chuối của họ đều được trồng bằng giống cấy mô. Vì vậy, giống chuối của họ rất tốt và đồng đều. Tuy nhiên, dân Trung Quốc đông quá nên người ở Quảng Tây và Vân Nam có trồng ra bao nhiêu thì sản lượng chuối cũng đều không đủ. Do đó, họ cần mua thêm chuối của Việt Nam. Chuối nuôi cấy mô cho năng suất cao chất lượng đồng đều Ở ta, việc tăng diện tích trồng chuối từ cây cấy mô còn rất thưa thớt. Ta chưa quan tâm tới việc này. Các phòng nuôi cấy mô thì ở tỉnh nào, viện n

Kỷ thuật trồng chuối cấy mô cho năng suất cao

Kỷ thuật trồng chuối nuôi cấy mô giúp bà có được cái nhìn tổng quan về quy cách trồng chuối qua đó giúp cho giống chuối cấy mô có thể đạt được năng suất cao, mang lại hiểu quả kinh tế trên chính mảnh vườn nhà mình. 1. Phương thức để trồng cây Mật độ trồng cây chuối tùy thuộc vào địa hình, chất đất và chế độ trồng; theo phương thức trồng giữ lại cây con từ cây mẹ, có khoảng cách giữa các hàng chuối lớn hơn. Thông thường khoảng cách là khoảng 2 x 2 mét, hoặc dày hơn tùy vào độ rộng của đất. 2. Cách trồng cây chuối Cách trồng chuối cấy mô hiệu quả cao Có 2 cách: đào lỗ hoặc xẻ rãnh. - Cách đầu tiên là xẻ rãnh: là dùng cày rạch một đường rãnh theo khoảng cách nhất định, xong mang cây trồng đặt vào giữa rãnh và lấp đất lại. - Cách thứ hai là đào lỗ: là dùng các vật dung phổ thông như cuốc xẻng đào những lỗ theo khoảng cách đã định, hình dạng và kích thước của lỗ tùy thuộc vào chất đất và giống cây chuối mang trồng. Nếu như chất đất  tại vườn nhà bạn càng dính lỗ đào phải c