Chuyển đến nội dung chính

Tại sao lại trồng chuối nuôi cấy mô

Tại sao chúng ta cần trồng chuối nuôi cấy mô, và chuối nuôi cấy mô là gì, trong bài dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu được vấn đề về chuối nuôi cấy mô. 

Tôi sang thăm Trung Quốc, thấy họ trồng các loại chuối bạt ngàn. Khắp miền Nam Trung Quốc, chỗ nào cũng thấy trồng các loại cây chuối. Mà trên thực tế cây chuối của họ trồng cả ở ruộng. Nó được trồng theo quy củ, hàng lối thẳng tắp và cây mọc rất đều. Buồng chuối nào chuối nấy cũng dài tới cả mét, quả to, căng, mập, trông rất hấp dẫn. Hỏi ra mới biết, toàn bộ giống chuối của họ đều được trồng bằng giống cấy mô. Vì vậy, giống chuối của họ rất tốt và đồng đều. Tuy nhiên, dân Trung Quốc đông quá nên người ở Quảng Tây và Vân Nam có trồng ra bao nhiêu thì sản lượng chuối cũng đều không đủ. Do đó, họ cần mua thêm chuối của Việt Nam.

Chuối nuôi cấy mô cho năng suất cao chất lượng đồng đều

Ở ta, việc tăng diện tích trồng chuối từ cây cấy mô còn rất thưa thớt. Ta chưa quan tâm tới việc này. Các phòng nuôi cấy mô thì ở tỉnh nào, viện nào cũng có nhưng nó vẫn như những nhành bông hoa để khoe mẽ với thiên hạ. Trong khi đó việc phục vụ trực tiếp cho sản xuất thì ở nhiều nơi vẫn còn đặt dấu chấm hỏi và lơ mơ lắm

Ở đất nước ta, nhiều nơi có thể đâỷ mạnh được việc này. Rất nhiều các loại giống hoa, giống rau quý và một số giống cây ăn quả, cây làm dược liệu đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Riêng ở Công ty “Rừng hoa Đà Lạt” đã đạt sản lượng cao và có tới hàng trăm buồng cây cấy mô. Hiện nay đã có tới hàng trăm hộ gia đình nông dân ở Đà Lạt đã chuẩn bị cho mình phòng cấy mô riêng của mình để tạo cây cho gia đình.

Chuối cấy mô mùa vụ thứ 2 cho năng suất cao hơn mùa 1
Ưu việt của các loại cây giống chuối được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô là đảm bảo độ đồng đều, ít sâu bệnh tật và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Vì sao có thể nói giống cấy mô cho được như vậy? Vì rằng, phương pháp này cho người nghiên cứu chọn lọc cây giống từ tế bào…

Người ta cho biết rằng, tế bào thực vật có tính toàn năng. Điều này đồng nghĩa với ngay trong một tế bào nó đã mang đầy đủ mọi thông tin di truyền của một cây hoàn chỉnh. Do đó, từ một tế bào gốc ta có thể phát triển lên thành một cây như các cây được gieo từ hạt. Ở đa số tế bào động vật (trừ tế bào rốn) không có khả năng đó. Dễ hiểu hơn là ta không thể cắt ngón tay của mình rồi cắm xuống đất để chờ nó mọc lên một con người khác được đúng không? ! Nhưng ở thực vật thì điều đó chúng ta có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Do đó, các nhà nghiên cứu đã hình thành phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô.

Phương pháp này được thực hiện như sau: Trước hết, các nhà nghiên cứu kỷ sư phải tuyển chọn những cây tốt, những cây khỏe mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, những người đó lấy tế bào ở đỉnh sinh trưởng của nó. Đó là các tế bào mới hình thành, chưa bị nhiều bệnh và tất nhiên là hoàn toàn khỏe mạnh. Ta tiếp tục đưa chúng vào môi trường nuôi cấy đặc biệt. Môi trường ở đó hoàn toàn vô trùng. Các chất kích thích sẽ giúp cho tế bào sinh sôi và bắt đầu hình thành những cụm chồi. Ta chuyển các cụm chồi đó vào một môi trường khỏe, trong đó có các chất kích thích giúp cho chồi ra rễ. Ở mỗi chồi sẽ mọc dần ra một bộ rễ. Như vậy là đã được xem là thành công. Cứ có rễ và có lá là có thể coi như là một cây cấy mô hoàn chỉnh.
Giống nuôi cấy mô được nuôi trong phòng thí nghiệm
Những cây bé tí như cái tăm ấy nhưng lại sẽ trở thành những cây giống chuối tuyệt vời cho năng suất vượt trội. Người ta tiếp tục ươm chúng và tập cho chúng quen môi trường khi chúng lớn lên. Tới lúc nó cao độ 5cm - 6cm thì đưa ra các bầu đất. Ta tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây chuối cao được 30cm - 40cm thì có thể đưa ra ngoài vườn, hoặc ruộng  để trồng. Những cây chuối cấy mô đó sẽ mau chóng vươn lên thành những cây to, cao, khỏe mạnh. Ưu điểm đặc biệt là chúng được nhân ra từ một tế bào nên giống hệt nhau, mang đầy đủ các tính trạng tốt của cây mẹ. Vườn cây chuối cấy mô sau này sẽ rất đồng đều và cây nào cũng tốt như cây mẹ mà ta đã chọn để lấy tế bào…

Các nhà nghiên cứu khoa học, các kỹ sư ở các phòng nuôi cấy mô sẽ giúp bà con khâu nhân nuôi này. Chúng ta chờ việc lấy cây về trồng, chăm sóc cho cây thật tốt. Chắc chắn khi thực hiện đúng như vậy chúng sẽ cho hiệu quả cao nhất. Vì vậy, nông dân khi muốn làm giàu thì phải tiến hành trồng chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô càng sớm càng tốt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn đã biết các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa?

Bạn đã biết bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa? Có bao nhiêu loại bệnh và ảnh hưởng như thế nào đến cây chuối.  Điều quan trọng trong việc trồng chuối là phải phòng trừ được các loại sâu bệnh gây hại cho cây chuối. Với cây chuối tiêu thì các kỹ thuật viên chúng tôi liệt kê một số loại bệnh phổ biến trên cây chuối, bà con lưu tâm và ghi chú lại để có thêm tài liệu cũng như kiến thức để giúp cây chuối tiêu nhà mình phát triển mạnh mẽ nhé . Các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu: 1. Bệnh gây hại chủ yếu: - Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor... - Bệnh vàng lá Moko : do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc

Kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ cho năng suất cao

Quả chuối dòng cavendish là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến trên thế giới, và để đáp ứng được nhu cầu thì giống chuối cấy mô đang được xem là một lựa chọn phù hợp  Ước tính Khoảng hơn 110 quốc gia có trồng loại trái cây này và cây chuối cũng là một loại trái cây được tiêu thụ mạnh thứ hai chỉ sau các loại trái cây có múi như bưởi, cam , chanh.... Ở Việt Nam cây chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối sứ, chuối xiêm, chuối già nam mỹ, chuối tiêu hồng, chuối tây... Ở nước ta rrong vài năm trở lại đây diện tích trồng cây chuối  đang tăng rất nhanh và được xem đang dẫn đầu các loại cây ăn trái về diện tích với khoảng 150.000 ha, chiếm tỷ trọng 19% tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối cấy mô được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già Nam Mỹ được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất tối ưu. chất lượng mẫu mã tr