Bạn đã biết bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa? Có bao nhiêu loại bệnh và ảnh hưởng như thế nào đến cây chuối.
Điều quan trọng trong việc trồng chuối là phải phòng trừ được các loại sâu bệnh gây hại cho cây chuối. Với cây chuối tiêu thì các kỹ thuật viên chúng tôi liệt kê một số loại bệnh phổ biến trên cây chuối, bà con lưu tâm và ghi chú lại để có thêm tài liệu cũng như kiến thức để giúp cây chuối tiêu nhà mình phát triển mạnh mẽ nhé .
Các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu:1. Bệnh gây hại chủ yếu:
- Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor...
- Bệnh vàng lá Moko: do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc thay đổi giống.
- Bệnh vàng lá Panama (héo rũ): nấm gây bệnh là Fusarium oxysporum cubense. Bệnh liên quan nhiều đến tình hình dinh dưỡng trong đất như mùn thấp, cấu trúc đất xấu, hàm lượng Zn thấp, tỷ lệ Ca/Mg và K/Mg cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Việc trừ bệnh là khó khăn nên chủ yếu là phòng bệnh. Phòng bằng biện pháp kiểm dịch, xử lý con chồi, cải thiện lý hóa tính của đất, sử dụng giống kháng bệnh.
Ngoài ra chuối còn bị bệnh thối nõn, thối nau quả, đốm đen quả... hoặc các bệnh sinh lý như thối nhũn thịt quả, đông vón thịt quả hoặc hóa vàng thịt quả.
Bệnh vàng lá trên cây chuối |
Sâu bệnh gây hại cho cây chuối |
Yếu tố quan trọng để có thể trồng chuối tiêu hồng năng suất cao là gì? có liên quan đến phòng trừ các loại sâu bệnh này.
2. Sâu gây hại chủ yếu
- Sâu đục thân chuối: cần phân biệt loại sâu đục thân giả của cây (do Odoiporus longicillis) phá hoại thân giả và sâu đục thân thật (do Cos-mopolite sordidus) còn gọi là sâu vòi voi phá hoại chủ yếu ở thân thật dưới mặt đất. Phòng trừ chủ yếu là xử lý đất quanh gốc, vệ sinh các lá khô trên cây, đặt bẫy bả, khơi thoát làm thông thoáng vườn. Có thể sử dụng thuốc: Shepa (0,2 - 0,3%) hoặc Sumicidin, Polytrin...
- Sâu hại lá chuối: bao gồm các loại sâu róm, sâu cuốn lá... gây hại trên phiến lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các lá bị sâu hại sống tập trung, phun thuốc trừ. Có thể sử dụng: Viben C, Daconil (0,3%)...
- Sâu hại hoa, quả: Hoa và quả thường bị các loại sâu như bọ trĩ, nhện, bọ vẽ ăn hại, ăn các phần của hoa, vỏ của quả non để lại các vết sẹo, ghẻ, xấu mã quả. Để khắc phục các loại sâu này, cần tiến hành bao buồng hoa, quả bằng túi PE đục lỗ.
Tham khảo kỹ thuật bón phân cho chuối : Kỹ thuật bón phân cho cây chuối hiệu quả đạt năng suất cao lợi nhuận từ đó cũng tăng lên .
3. Tuyến trùng hại chuối:
Tuyến trùng là tên gọi chung của những sinh vật nhỏ sống trong đất gây hại rễ. Trên chuối có 4 loại gây hại phổ biến là Radopholus similis; Pratylenchus Helicotulenchus và Meloidogyne. Phòng trừ chúng chủ yếu là xử lý đất bằng các loại thuốc xông hơi như loại 1 - 2 dibromo-3 chloropane (DBCP) hoặc các chế phẩm khác.
Tuyến trùng gây haị cho cây trồng |
Nhận xét
Đăng nhận xét