Chuyển đến nội dung chính

Bón phân như thế nào để cây chuối khỏe mạnh

Hướng dẫn bón phân đúng cách cho cây chuối khỏe mạnh


Yêu cầu về phân bón của cây chuối: Cây chuối là dạng thực vật lớn, có mức sinh trưởng nhanh, sau một năm trồng có thể cao tới vài mét và kết truồng có khi nặng tới năm chục ký. Nên nhu cầu phân bón cho sự sinh trưởng và kết buồng của cây chuối rất lớn. Theo phân tích về dinh dưỡng vô cơ của cả cây chuối (Cavendish) bình quân một cây chuối gồm có: Đạm (N) 85g, Lân P2O5 23g, Kali (K2O) 317g, Cacium (CaO) 89g, Magiesium (MgO) 56g. Nếu tính sự sinh trưởng cây chuối trong một năm gồm cả cây con, cây nối dòng, thân củ…thì lượng vô cơ cần thiết khoảng 150g N, 40g P2O5, 560g K2O, 160g CaO, 99g MgO
Thành phần dinh dưỡng bình quân của mỗi cây chuối (g/cây)
 Nguồn Twyford –I-T (1976)

Từ đó ta biết được chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của cây chuối tương đối lớn. Và những chất dinh cần thiết này, tuyệt đại đa số phải được cung cấp bởi chất dinh dưỡng trong đất (hoặc phối hợp phân bón). Như thế ta đã có cây chuối cao sản.
Tổng số dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của cây chuối trong 1 năm (gr)



Nguồn Twyford –I-T (1976)
Đây là nguyên nhân tại sao phải trồng chuối trên mãnh đất phì nhiêu và có sự chăm bón quản lý cho thật tốt. Tư liệu trên củng chỉ rõ sự sinh trưởng của cây chuối cần nhiều chất Kali gấp 3.7 lần lượng Đạm. Đây củng là nguyên nhân nhấn mạnh ngoài việc cần thiết của phân đạm khi chăm sóc, còn nhấn mạnh tầm quan trọng của phân Kali
Góc chia sẻ : Làm giàu từ trồng chuối cấy mô 
Phương pháp và thời kỳ bón phân:
Nguyên tắc bón phân và sự dinh dưỡng phát triển của cây chuối: toàn kỳ sinh trưởng của cây chuối có thể chia làm:
Kỳ đầu: Kỳ dinh dưỡng sinh trưởng
Kỳ giữa: Kỳ phân hóa mầm hoa
Kỳ cuối: Kỳ phát hoa và phát triển buồng trái
Sản lượng của cây chuối cao hay thấp, chủ yếu quyết định bởi sự phân hóa về số lượng nải chuối và trái trong thời kỳ mầm hoa phân hóa. Nhưng sự phân hóa về số lượng nải và trái trong kỳ này lại quyết định bởi tình trạng phát triển tốt hay xấu trong thời kỳ dinh dưỡng sinh trưởng, tức là tình trạng dinh dưỡng sinh trưởng trong kỳ đầu quyết định tiềm năng phân hóa lớn nhất có thể có của kỳ mầm hoa phân hóa. Nếu sự dinh dưỡng của ky đầu không đầy đủ, phát triển không tốt, thì sau khi mầm hoa phân hóa, dù có bón phân như thế nào đi nữa củng chỉ thu được kết quả có hạn
Thời gian bón phân: Quyết định bởi thời gian trồng, thời gian chừa chồi non, tình hình phát triển của cây chuối và vụ mùa trồng.
Đầu thời kỳ sinh trưởng của cây chuối, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và kết quả trong tương lai. Nên sau khi trồng và cây đã sống hoặc sau khi chừa chồi non phải bón phân ngay, và phần lớn lượng phân phải bón xong trước lúc trổ truồng, quan trọng là phải bón trước lúc hình thành mầm hoa (nơi thân già cách mặt đất 30cm, có đường kính đạt trên 55cm, là lúc mầm hoa bắt đầu phân hóa). Bởi vì bón phân sau khi mầm hoa đã phân hóa hoàn toàn chỉ có thể tăng trọng cho quả chuối chứ không làm tăng số nải và số lượng trái.
Phương pháp bón phân:
Phân chuồng: Trước khi trồng, trộn chung đất với phân chuồng đã ủ, dùng làm phân gốc, xẽ rãnh giữa hàng cây, cách cây trồng 70cm và bón phân gốc vào rãnh. Hoặc khi cây trồng còn nhỏ, đào vài lỗ sâu khoảng 20 – 30 cm, cách cây trồng 60 – 70 cm, bón phân và lỗ và lấp đất lên
Phân hóa học: Có thể bón theo hình vành khăn hoặc luân phiên bón theo thứ tự 4 mặt của cây trồng. Lớp phân bón phải được rãi rộng trên 20 cm. Lần thứ 1 và thứ 2 có thể bón cách gốc 30cm và lấp đất sơ qua. Bón lần 3 đến lần 5 không nên xẻ rãnh, chỉ cần rải phân lên mặt đất, để tránh phạm phải rễ chuối. Nên bón phân sau khi tưới nước hay sau khi trời mưa, sẽ làm tăng hiệu quả của phân bón. Trường hợp trồng nơi đất dốc thì phải bón phân phía trên độ dốc.
Bón phân trên mặt lá: Những nơi tiêu nước kém dễ gây úng thối rễ chuối, hay nơi có gió bão làm đứt rễ chuối hoặc những nguyên nhân khác làm chậm sự phát triển của rễ chuối, ảnh hưởng đến sự hấp thụ phân bón. Bón phân lên mặt lá có thể bổ sung sự thiếu hụt về hấp thụ phân bón của phần rễ. Phun tưới nồng độ phân Urea 1/50 – 1/100 là thích hợp. Sau 24h phun tưới đã có 80% Urea được hấp thụ vào trong lá

Phương pháp bón phân cho cây chuối nuôi cấy mô:


Bảng nhu cầu phân của cây chuối

Nếu bón phân đơn chất, lượng phân bón cần cho 1 cây chuối trong cả năm như sau (g/cây/năm)

Bón Urea có thể phân ra làm 5 – 6 lần, phân lân một nửa bón làm phân gốc trong lúc trồng, một nửa còn lại bón vào lúc sau khi trồng được 4 tháng. Phân kali có thể chia ra làm 2 – 3 lần.

 Copyright: http://kythuattrongchuoicaymo.blogspot.com/2017/10/ky-thuat-bon-phan-cho-cay-chuoi-hieu-qua.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn đã biết các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa?

Bạn đã biết bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu chưa? Có bao nhiêu loại bệnh và ảnh hưởng như thế nào đến cây chuối.  Điều quan trọng trong việc trồng chuối là phải phòng trừ được các loại sâu bệnh gây hại cho cây chuối. Với cây chuối tiêu thì các kỹ thuật viên chúng tôi liệt kê một số loại bệnh phổ biến trên cây chuối, bà con lưu tâm và ghi chú lại để có thêm tài liệu cũng như kiến thức để giúp cây chuối tiêu nhà mình phát triển mạnh mẽ nhé . Các bệnh thường gặp trên cây chuối tiêu: 1. Bệnh gây hại chủ yếu: - Bệnh đốm lá Sigatoka: Gây bởi nấm Mycospharella musicola và M.fijiensis (đốm đen phát triển mạnh) trong điều kiện ấm, ẩm ở nhiệt độ 26 - 28˚C, mù trời, độ ẩm cao. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm Diathane, Benlat, Topsin, Baycor... - Bệnh vàng lá Moko : do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum với triệu chứng lá non bị vàng. Bệnh lây lan qua vết thương cơ giới khi đánh bỏ con chồi. Phòng trừ bằng cách xử lý dụng cụ tách con chồi, chặt bỏ cây bệnh, xử lý đất hoặc

Tại sao lại trồng chuối nuôi cấy mô

Tại sao chúng ta cần trồng chuối nuôi cấy mô, và chuối nuôi cấy mô là gì, trong bài dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hiểu được vấn đề về chuối nuôi cấy mô.  Tôi sang thăm Trung Quốc, thấy họ trồng các loại chuối bạt ngàn. Khắp miền Nam Trung Quốc, chỗ nào cũng thấy trồng các loại cây chuối. Mà trên thực tế cây chuối của họ trồng cả ở ruộng. Nó được trồng theo quy củ, hàng lối thẳng tắp và cây mọc rất đều. Buồng chuối nào chuối nấy cũng dài tới cả mét, quả to, căng, mập, trông rất hấp dẫn. Hỏi ra mới biết, toàn bộ giống chuối của họ đều được trồng bằng giống cấy mô. Vì vậy, giống chuối của họ rất tốt và đồng đều. Tuy nhiên, dân Trung Quốc đông quá nên người ở Quảng Tây và Vân Nam có trồng ra bao nhiêu thì sản lượng chuối cũng đều không đủ. Do đó, họ cần mua thêm chuối của Việt Nam. Chuối nuôi cấy mô cho năng suất cao chất lượng đồng đều Ở ta, việc tăng diện tích trồng chuối từ cây cấy mô còn rất thưa thớt. Ta chưa quan tâm tới việc này. Các phòng nuôi cấy mô thì ở tỉnh nào, viện n

Kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ cho năng suất cao

Quả chuối dòng cavendish là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến trên thế giới, và để đáp ứng được nhu cầu thì giống chuối cấy mô đang được xem là một lựa chọn phù hợp  Ước tính Khoảng hơn 110 quốc gia có trồng loại trái cây này và cây chuối cũng là một loại trái cây được tiêu thụ mạnh thứ hai chỉ sau các loại trái cây có múi như bưởi, cam , chanh.... Ở Việt Nam cây chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối sứ, chuối xiêm, chuối già nam mỹ, chuối tiêu hồng, chuối tây... Ở nước ta rrong vài năm trở lại đây diện tích trồng cây chuối  đang tăng rất nhanh và được xem đang dẫn đầu các loại cây ăn trái về diện tích với khoảng 150.000 ha, chiếm tỷ trọng 19% tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối cấy mô được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già Nam Mỹ được sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất tối ưu. chất lượng mẫu mã tr